Mã trường: CYK

Hộ sinh

Mô tả

ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI HỘ SINH

Chương trình đào tạo được thiết kế để chuẩn bị cho một sinh viên trở thành một người hộ sinh. Thuật ngữ Nữ Hộ Sinh (midwife) đã được quốc tế chấp nhận. Định nghĩa sau đã được Liên minh Quốc tế các nhà Sản Phụ khoa thông qua và được Tổ chức Y tế thế giới công nhận (WHO):

 “Nữ hộ sinh là người tham dự thường xuyên một chương trình đào tạo hộ sinh, được thừa nhận chính đáng tại nước sở tại, đã hoàn thành đầy đủ khoá học theo quy định về hộ sinh và đã đủ trình độ chuyên môn cần thiết để đăng ký và hoặc có bằng thực hành nghề hộ sinh. Người hộ sinh phải thực hiện được việc giám sát, chăm sóc và tư vấn cần thiết cho phụ nữ trong quá trình mang thai, chuyển dạ và giai đoạn sau sinh, chịu trách nhiệm thực hiện hộ sinh và chăm sóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Công tác chăm sóc bao gồm cả các biện pháp dự phòng, các phương pháp phát hiện tình trạng bất thường của bà mẹ và trẻ em, các quy trình hỗ trợ y tế và thực hiện các biện pháp cấp cứu trong trường hợp không có y tế hỗ trợ. Người hộ sinh có nhiệm vụ quan trọng là giáo dục và tư vấn về sức khoẻ, không chỉ cho người phụ nữ mà còn cho gia đình và cộng đồng. Công việc này bao gồm cả giáo dục trước sinh, chuẩn bị làm cha mẹ và mở rộng ra một số lĩnh vực như phụ khoa, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc trẻ em. Nữ hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám, chăm sóc tại nhà hoặc ở bất kỳ dịch vụ nào khác”

 MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người hộ sinh trình độ Cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi; có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ bản thân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

-Vận dụng kiến thức các môn khoa học cơ bản: hóa học, hóa sinh, lý sinh, vi sinh&ký sinh trùng, sinh học và di truyền; xác suất – thống kê y học; và các môn học cơ sở làm tiền dề cho việc tiếp thu các môn học chuyên ngành và ứng dụng trong quản lý, nghiên cứu hộ sinh.

 – Giải thích những thay đổi về giải phẫu , sinh lý, tâm lý của người phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời đặc biệt là giải phẫu sinh lý hệ thống sinh sản trong trạng thái bình thường và bệnh lý ở thời kỳ mang thai, sinh đẻ.

– Vận dụng kiến thức các môn học chuyên ngành để đánh giá tình trạng sức khoẻ của người phụ nữ và trẻ em từ đó lập kế hoạch chăm sóc thích hợp.

– Có kiến thức về Quản lý y tế, Quản lý Hộ sinh để tham gia công tác quản lý chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, trẻ em một cách an toàn và hiệu quả.

– Vận dụng được các nội dung về y đức, quản lý hộ sinh, các qui định về luật khám chữa bệnh, chính sách của Nhà nước để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp.

1.2.2. Kỹ năng:

1.2.2.1. Kỹ năng cứng

– Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, trẻ em an toàn và hiệu quả ở tất cả các cấp độ chăm sóc y tế: gia đình, xã, huyện, tỉnh và cấp bệnh viện khu vực, và tiếp nhận các trường hợp cấp cứu.

– Cung cấp các thông tin và công việc chuẩn bị cho người phụ nữ và gia đình trong quá trình mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chuẩn bị làm cha mẹ và các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ trẻ em.

– Có khả năng đánh giá đúng và toàn diện về nhu cầu của mẹ và con từ đó lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá công tác chăm sóc hộ sinh, bao gồm cả giai đoạn trước sinh, trong khi chuyển dạ giai đoạn hậu sản.

– Cung cấp chăm sóc sức khoẻ trẻ em từ khi sinh ra cho đến năm tuổi.

– Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ như là một chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

– Đề xuất, cung cấp và quản lý an toàn và hiệu quả các loại dược phẩm theo đúng quy định của pháp luật

– Xây dựng mối quan hệ với phụ nữ và gia đình cùng hợp tác làm việc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm nâng cao sức khỏe phụ nữ, gia đình, cộng đồng

– Hợp tác với những cán bộ y tế và các chuyên gia khác khi chuyển phụ nữ tới cơ sở y tế và mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng.

– Thực hành nghề nghiệp dựa trên bằng chứng và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tuân thủ các chính sách và hướng dẫn theo quy định pháp luật. Có khả năng phát hiện các thực hành không an toàn và lập kế hoạch xử trí thích hợp.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm/thái độ

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

+ Trung thực, khách quan, thận trọng, chính xác trong khi thực hiện nhiệm vụ, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn

1.2.2.2. Kỹ năng mềm

– Được trang bị các kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, hợp tác tốt với nhóm thành viên chăm sóc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hợp tác với các nhân viên y tế khác, với bà mẹ, trẻ em và gia đình của họ trong quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. – Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo chuẩn khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam – Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc

1.2.3. Thái độ:

– Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Y “Lương y như từ mẫu”.

– Trung thực, khách quan, chính xác và bảo đảm an toàn cho người bệnh trong thực hiện các công việc chuyên môn. Tích cực học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

– Tuân thủ các quy định về vô khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.

.

Cơ hội việc làm

 – Người sinh viên sau khi được cấp bằng tốt nghiệp có thể được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc cơ sở y tế ngoài công lập theo quy chế tuyển dụng công chức và người lao động, cụ thể là:

+ Có thể làm những công việc chuyên môn điều dưỡng hộ sinh tại các bệnh viện, các phòng khám khu vực, các trạm y tế, trung tâm chăm sóc mẹ và bé…

+ Có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học, cao đẳng Y–Dược, tại các học viện, viện và các cơ quan nghiên cứu khoa học.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

I. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN:

Bước 1: Đăng kí tại đường dẫn. (Nhấn vào đây)
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để làm hồ sơ xét tuyển như mục II

Bước 3: Bạn nộp lệ phí xét tuyển như hướng dẫn bên dưới. Sau đó bạn sẽ nhận được cuộc gọi thông báo phòng tư vấn tuyển sinh và sẽ được hướng dẫn cụ thể.

II. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ:

1/ Bản sao học bạ THPT hoặc tương đương. (Có công chứng)

2/ Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. (Có công chứng)

3/ Giấy chứng nhận ưu tiên. (Nếu có)

Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/ hồ sơ.
Hình thức nộp: thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản theo hướng dẫn:
– Số Tài khoản: 8001101923008 (Ngân hàng Quân đội chi nhánh Khánh Hòa –
MB).
– Đơn vị thụ hưởng: Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa
– Cú pháp: Họ và tên người nộp (dấu cách) Lệ phí xét tuyển năm 2023 (dấu
cách) Hệ (dấu cách) Ngành
– Ví dụ:Nguyễn Văn A LPXT2023 Cao đẳng Dược/ Trung cấp Y sỹ
Số điện thoại tư vấn: 0258.3.521.166

[ninja_form id=6]
Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!